Thuốc y học cổ truyền điều trị hen, viêm phế quản, COPD- nguyên lý và hiệu quả
Tham vấn chuyên môn:
TS.BS Trần Thái Hà - Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp
Nguyên Trưởng khoa Châm cứu, dưỡng sinh và khoa Lão
Bệnh viện Y học cổ truyền Trung Ương
Nền Đông y cổ truyền đã có từ lâu đời, sở hữu những phương pháp chẩn đoán và điều trị độc đáo, hiệu quả, những lý luận mang tính hệ thống của Đông y đã để lại một kho tàng văn hiến đồ sộ, trở thành một khó báu của nền y học toàn thế giới.
Cùng với lý luận y học cổ truyền phương Đông, nhiều phương thuốc cổ truyền càng trở nên có giá trị hơn khi được soi rọi bởi những thành tựu của khoa học y học hiện đại. Sự tồn tại của y học cổ truyền đang bổ sung rất hiệu quả cho ngành y học hiện đại, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh mạn tính như hen phế quản, viêm phế quản mạn tính, phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).
Quan niệm của Đông y về hen phế quản, viêm phế quản mạn tính và COPD
Đông y coi viêm phế quản mạn tính, viêm phế quản thể hen, viêm phế quản co thắt, hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đều thuộc chứng háo suyễn – háo rỗng, tức là khí không được liễm nạp về Thận, Tỳ dương hư yếu, thủy thấp ứ đọng sinh ra đờm. Trong cổ họng phát ra tiếng gọi là háo (hen), hít thở gấp háp, khí đưa lên nhiều mà đưa xuống ít, gọi là suyễn.
Bàn về nguyên nhân, cơ chế sinh chứng háo suyễn, Danh y Tuệ Tĩnh trong cuốn Hồng nghĩa giác tư y thư viết: “Phần do phế hư gặp lạnh, hoặc phế thực mà gặp lạnh hoặc bị thủy khí, hoặc do sợ, khí uất lồng lên, hoặc âm hư hoặc khí hư, hoặc đờm tắc – hơi thở gấp. Tỳ vị hư mà hỏa xông lên…”
Đông y quan niệm háo suyễn không phải chỉ là bệnh ở một “nơi” trên cơ thể mà là vấn đề của toàn cơ thể bởi cơ thể con người là một thể hữu cơ thống nhất và thân thể chính là tấm gương của nội tạng (tạng – phủ); khi tạng phủ suy yếu mất cân bằng thì gây nên các bệnh lý. Đối với háo suyễn, căn nguyên là do:
- Tỳ hư mất đi sự kiện vận, tích thấp sinh đàm, dần dần tích luỹ từ trung tiêu mà đưa lên phế, làm phế trướng mãn và phế khí không tuyên thông, khó hạ giáng, làm hô hấp bị trở ngại mà phát thành suyễn. Tỳ hư sinh đàm, đàm dưới dạng nhầy, đục, đặc, do nôn, do khạc ra hay nghe thấy tiếng lọc xọc trong cổ, trong ngực khi ho, khi thở...
- Phế - thận hư nhược: Do chức năng chủ yếu của tạng phế là chủ khí và điều hành hô hấp, cho nên trong Hoàng đế - Nội kinh có nói “hễ là khí cấp - suyễn thở các bệnh chứng thuộc khí phận, ngực, tức đều thuộc phế”. Hô hấp bình thường ngoài dựa vào phế khí túc giáng ra, còn yêu cầu quyền nhiếp nạp của tạng thận. Thận chủ nạp khí, thận có tác dụng hỗ trợ phế khí hít khí và giáng khí. Một khi nguyên khí của thận bị tổn thương, khí mất đi sự nhiếp nạp, thì thở vào không về tới gốc, khí nghịch dồn lên mà thành suyễn.
Từ đó, để điều trị chứng háo suyễn, Đông y cho rằng phải phục hồi chức năng nội tạng mà chủ yếu là Tỳ, Phế, Thận nhờ đó sức đề kháng của cơ thể tăng lên, các kháng thể tự sinh ra, ức chế các virus, tiêu viêm, khí quản và phế quản trở lại bình thường, đờm được tiêu trừ, hen, viêm phế quản, tình trạng tắc nghẽn mạn tính không còn nữa.
Phát triển các chế phẩm thuốc y học cổ truyền trị chứng háo suyễn
Một trong những lợi thế lớn nhất của dược phẩm y dược cổ truyền là ít gây ra tác dụng phụ, người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm điều trị lâu dài. Tuy công dụng chữa trị chưa thấy ngay trước mắt, nhưng về lâu dài hiệu quả rất cao và với khả năng nâng cao thể trạng, chữa trị bền vững thì những bệnh mạn tính không còn đáng ngại.
Thực tế hiện nay có rất nhiều bài thuốc cổ phương được dùng trong điều trị chứng háo suyễn, song để được cấp phép là thuốc điều trị thì lại vô dùng hiếm hoi.
Thuốc y học cổ truyền trị háo suyễn được bào chế theo bài thuốc cổ phương 1500 tuổi “Tiểu thanh long thang” gia giảm hiện là chế phẩm thuốc y học cổ truyền đã được cấp phép là thuốc điều trị. Chế phẩm có tên thương mại là thuốc hen P/H. Xuất phát từ bài thuốc cổ phương của Trương Trọng Cảnh được biết đến đầu tiên trong cuốn “Thương hàn tạp bệnh luận” cuối đời Hán; với bề dày lịch sử hơn nghìn năm được ứng dụng trong dân gian để điều trị hen phế quản, bài thuốc vẫn tồn tại cho đến hôm nay là một trong những minh chứng rõ ràng nhất về hiệu quả của bài thuốc.
Trong bài thuốc này các vị thuốc ma hoàng, quế chi có tác dụng phát hãn, tuyên phế, bình suyễn. Bạch thược hợp quế chi để điều hòa vinh vệ. Can khương, tế tân vừa có tác dụng phát tán phong hàn, vừa ôn hóa đờm ẩm. Bán hạ trị táo thấp, hóa đờm. Ngũ vị tử liễm phế, chỉ khái. Bài thuốc là sự kết hợp giữa các vị “Quân” “Thần” “Tá” “Sứ”, phối hợp và bổ trợ công dụng lẫn nhau có tác dụng điều hòa, phục hồi các chức năng Tạng Tỳ - Phế - Thận suy yếu, cho hiệu quả cao trong điều trị bệnh hen phế quản, viêm phế quản mạn tính, phổi tắc nghẽn mạn tính.
Đơn vị sản xuất thuốc hen P/H cũng là một trong những thương hiệu uy tín về bào chế và cung ứng các thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên. Từ hiệu quả điều trị quý giá của bài thuốc cổ phương “Tiểu thanh long thang”, đội ngũ dược sĩ, bác sĩ, chuyên gia đã ứng dụng những nghiên cứu của khoa học hiện đại để nâng cao hiệu lực chữa bệnh của bài thuốc thông qua việc bổ sung, gia giảm thêm một số thành phần phù hợp với thể trạng người Việt.
Hen phế quản, căn bệnh vốn được coi là thế mạnh của Đông y thì ngày nay, chúng ta có thể tự tin lựa chọn thuốc y học cổ truyền để điều trị. Và việc phát triển các bài thuốc cổ phương thành các chế phẩm thuốc y học cổ truyền thành phẩm cũng chính là hướng đi mở ra triển vọng cho ngành thuốc Đông dược và mang lại hy vọng lớn cho người bệnh.
(Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng)
Xem thêm bài viết chi tiết tại chuyên trang sức khỏe của Bộ Y tế: https://suckhoedoisong.vn/thuoc-y-hoc-co-truyen-dieu-tri-hen-viem-phe-quan-copd-nguyen-ly-va-hieu-qua-n187919.html
- Điều trị bầm tím tụ máu bằng phương thuốc bí truyền của các võ sư ( 164998 lượt xem )
- 22 mẹo hay trị vết thâm tím ( 66866 lượt xem )
- 4 câu hỏi thường gặp khi bị bầm tím ( 45627 lượt xem )
- Thực phẩm chức năng nào điều trị dứt điểm được bệnh viêm đại tràng mạn tính? ( 36429 lượt xem )
- Giới thiệu chung ( 30333 lượt xem )